Hầu hết các cửa hàng cầm đồ hiện nay đều quảng cáo cho vay chỉ cần đăng ký/cà vẹt xe khiến nhiều khách hàng cho rằng việc vay tiền giờ đây đã dễ dàng hơn nhiều, thậm chí là chẳng còn rủi ro gì khi chỉ “cắm” lại giấy đăng ký xe. Tuy nhiên, mọi việc không chắc đã đơn giản như thế!
Cầm đồ có hợp pháp?
Đây là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra nhưng câu trả lời thì luôn rõ ràng, cầm đồ là hoạt động cấp tín dụng hợp pháp, được nhà nước cấp phép và quản lý. Nếu các mô hình cấp tín dụng khác là ngân hàng, công ty tài chính hoạt động dựa trên Luật Các tổ chức tín dụng thì các cửa hàng cầm đồ hoạt động dựa trên các quy định của Luật Dân sự. Cùng với đó, cơ quan công an sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra hoạt động các cửa hàng cầm đồ một cách thường xuyên và liên tục. Theo Bộ Công an, năm 2022, cả nước có tới gần 30.000 cửa hàng cầm đồ trong đó đa phần là quy mô hộ gia đình, chỉ có một vài đơn vị hoạt động theo mô hình chuỗi, thành lập công ty, được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh, có báo cáo kiểm toán, báo cáo tài chính và đóng góp ngân sách theo quy định. Một trong số đó là chuỗi cửa hàng cầm đồ F88 với hơn 800 PGD trên toàn quốc.
Trong khi các ngân hàng tập trung phục vụ khách hàng có thu nhập trung bình khá trở lên, đủ điều kiện sử dụng dịch vụ thì cầm đồ phục vụ phân khúc bình dân hơn, những người không đủ điều kiện vay vốn ngân hàng, không chứng minh được thu nhập, gọi chung là khách hàng dưới chuẩn ngân hàng. Họ thường là những người lao động phổ thông, lao động tự do, công nhân, nông dân, tiểu thương… Ước tính lượng khách hàng dưới chuẩn cao cấp 2, thậm chí là 2,5 lần số lượng khách hàng đạt chuẩn. Do đó, cầm đồ là một phân khúc cho vay tài chính cần thiết.
Cầm đồ nhận cầm đồ gì?
Cầm đồ là việc người đi vay gửi lại một món tài sản hợp pháp cho người cho vay để đổi lấy một khoản tiền tương ứng hoặc thấp hơn giá trị tài sản gửi lại. Vì thế, nó còn có tên gọi khác là vay cầm cố tài sản. Tài sản cầm cố rất đa dạng, từ các loại tài sản phổ thông như điện thoại, máy tính, xe máy, SIM điện thoại số đẹp, nông cụ hoặc máy móc sản xuất… đến các loại tài sản cao cấp như ô tô, vàng, kim cương, trang sức, nhà đất…, miễn là hợp pháp. Tuy nhiên, ưu tiên lớn nhất hiện nay là hai loại tài sản là xe máy và ô tô - những tài sản phổ biến, dễ mua bán và dễ chứng minh nguồn gốc.
Các cửa hàng cầm đồ, bao gồm cả chuỗi cửa hàng F88, đều nhận cho vay bằng đăng ký/cà vẹt xe. Việc chỉ giữ lại đăng ký/cà vẹt xe giúp khách hàng giữ lại được phương tiện để đi lại, mưu sinh. Đây là sự thay đổi đáng kể so với hơn chục năm trước, khi mà muốn vay, khách phải gửi lại cả chiếc xe lẫn giấy đăng ký xe. Tuy nhiên, để có thể vay bằng đăng ký xe, khách phải đáp ứng được nhiều điều kiện pháp lý khắt khe, trong đó lớn nhất là xe phải chính chủ. Yêu cầu này đôi khi đã đem lại nhiều khó khăn cho người đi vay.
Xác định xe xe chính chủ và xe không chính chủ?
Nếu là chính chủ, tức là khách đứng tên trên giấy đăng ký xe, thì việc vay là hết sức dễ dàng. Tuy nhiên, để trở thành chủ sở hữu chính thức của một chiếc xe, cần đảm bảo một trong hai điều kiện. Đầu tiên, người vay phải mua một chiếc xe chưa qua sử dụng, sau đó lên cơ quan nhà nước xin cấp biển số và cấp giấy đăng ký xe. Nhưng điều này là tương đối khó khăn vì đa phần người lao động phổ thông không dễ có vài chục triệu đồng để mua xe mới. Họ sẽ chọn giải pháp mua xe đã qua sử dụng với giá rẻ hơn, chỉ bằng 70-80% xe mới. Lúc này, nếu muốn là người sở hữu chính thức, họ phải làm thủ tục sang tên đổi chủ. Thủ tục này không tốn nhiều chi phí nhưng tốn nhiều thời gian nên nhiều người đã không làm. Chính vì lý do này, khi cần cầm xe, cửa hàng sẽ mặc định đây là xe không chính chủ.
Xe không chính chủ có thể cầm cố được không?
Nhằm hỗ trợ các khách hàng, mọi cửa hàng cầm đồ đưa ra giải pháp là sẽ duyệt vay nếu người vay có thể cung cấp hợp đồng mua bán xe giữa chủ cũ của xe, tức là người đứng tên trên giấy đăng ký với chính khách hàng. Hợp đồng này phải thực hiện theo mẫu hợp đồng được nhà nước quy định và được các phòng công chứng, văn phòng công chứng trực thuộc Sở Tư pháp xác nhận xác nhận.
Trong trường hợp không thực hiện hợp đồng mua bán có xác nhận như trên, khách hàng cũng có thể cung cấp giấy uỷ quyền của người đứng tên phương tiện cho mình. Tương tự hợp đồng mua bán, giấy uỷ quyền này cũng phải lập theo mẫu và có sự xác nhận của các phòng công chứng, văn phòng công chứng trực thuộc Sở Tư pháp.
Giá trị các khoản vay bằng đăng ký xe
Giá trị và lãi các khoản vay bằng đăng ký xe không có sự khác biệt so với các khoản vay bằng cách gửi lại cả chiếc xe lẫn giấy tờ xe nên nhiều người vay sẽ thích việc vay bằng đăng ký xe hơn. Thông thường, các cửa hàng sẽ cho vay số tiền tương đương 60-70% giá trị xe, tương đương từ 10 - 50 triệu đồng nếu là xe máy và từ 100 - 500 triệu đồng nếu là ôtô. Tuy nhiên, việc định giá xe thì lại là một câu chuyện dài. Đa phần các cửa hàng định giá bằng cảm tính chủ quan nên thường thấp hơn so với giá trị thật. Riêng chuỗi cửa hàng F88 lại định giá bằng hệ thống công nghệ nên có phần khách quan hơn. Tóm lại, khách hàng cần phải cân nhắc kỹ càng, thậm chí nên tham khảo 2-3 cửa hàng trước khi đặt vấn đề cầm cố chiếc xe của mình ở đâu.