Không thể phủ nhận vay cầm cố xe gắn máy là một trong những hình thức vay dễ dàng, thuật tiện nhất hiện nay. Nhưng đó chỉ là với những chiếc xe chính chủ. Còn với xe không chính chủ thì lại là một câu chuyện khác.
Không dễ cầm xe không chính chủ
Anh Tr. là lao động tự do tại Bình Dương, làm tài xế xe công nghệ nhiều năm nay. Dịp Tết, gom góp được chút tiền, anh mua lại một chiếc xe tay ga tầm trung với giá hơn 30 triệu của một người quen ở quê với mong muốn việc chở khách sẽ đỡ cực nhọc và an toàn hơn. Tuy nhiên, khi vợ anh muốn có một chiếc xe đẩy tạp hoá bán đồ lưu động quanh khu dân cư, anh buộc phải tính đến chuyện cầm cố chiếc xe. Anh tin đây là giải pháp vay nhanh chóng vì vợ chồng anh vốn chẳng đáp ứng được điều kiện vay vốn từ ngân hàng trong khi anh không dám vay từ các “ngân hàng cột điện”. Hơn nữa, anh thấy hiện nay hầu hết các cửa hàng cầm đồ lớn nhỏ, khi cho vay, đều ưu tiên nhận cầm cavet xe chứ không giữ xe. Điều này khiến anh mừng thầm vì vừa có thể vay tiền mà vừa giữ lại được chiếc xe làm phương tiện kiếm sống.
Tuy nhiên, khi tới các cửa hàng cầm đồ, câu trả lời anh nhận được hầu hết là không nhận cầm cavet xe máy không chính chủ. Lý do các cửa hàng đưa ra là dù anh có cavet bản gốc nhưng chiếc xe vẫn không phải do anh đứng tên sở hữu, đăng ký nên chưa thể chứng minh đây là tài sản hợp pháp của anh. Quả thật, khi mua lại chiếc xe từ chủ trước, anh nghĩ không cần sang tên, đổi chủ làm gì khi chính họ đã ký giấy mua bán và cam kết không tranh chấp. Vả lại, anh cũng cho rằng việc sang tên đổi chủ sẽ khiến anh phải đóng một số khoản tiền đăng ký rồi đi rút hồ sơ, lấy biển số mới... rất mất thời gian, công sức.
Các cửa hàng cũng có gợi ý cho anh một số giải pháp khác thay thế khác như lập hợp đồng mua bán xe có xác thực của uỷ ban nhân dân phường xã nơi người bán xe cư trú hoặc giấy uỷ quyền có xác thực của uỷ ban nhân dân phường xã, nơi cư trú của người uỷ quyền, tức là người bán xe. Trong trường hợp này là anh Tr. phải về quê làm thủ tục với người bán xe.
Tìm đến các chuỗi cửa hàng lớn, uy tín như F88, anh cũng nhận được câu trả lời tương tự, thậm chí nhân viên F88 còn cho biết chuỗi cửa hàng chỉ ưu tiên nhận cầm cố xe chính chủ và sẵn sàng cho vay với hạn mức cao, thời gian vay dài và lãi suất chỉ tương đương các công ty tài chính khác, tức là từ khoảng 35%/năm trở lên và tính theo dư nợ giảm dần. Tất nhiên, lãi suất đã được công khai từ trước và cam kết không thu lãi trước hay không thu phí ẩn như một số cửa hàng tự phát khác. Dẫu vậy, điều kiện vay quan trọng nhất vẫn là xe chính chủ.
Mất xe là có thật
Cũng có một số cửa hàng nhận cầm cavet xe máy không chính chủ nhưng khi tìm đến, anh lại thấy lo. Đầu tiên, các cửa hàng này đều không có biển hiện hoặc biển hiệu không rõ ràng, nằm khuất ở các góc phố hoặc trong những con hẻm mà thoạt nhìn khó có thể an tâm. Hỏi vay, anh thấy mình bị “ép giá” khi hạn mức vay chỉ tương đương 50% giá trị xe, chưa tới 15 triệu đồng, thậm chí có chỗ còn thấp hơn, chỉ 13 triệu đồng. Sau đó, họ không ký hợp đồng vay cầm cố mà bắt anh viết giấy bán xe và hứa sau khi anh trả hết tiền nợ thì sẽ huỷ giấy bán này. Nhưng anh không yên tâm bởi khi đã ký hợp đồng mua bán thì chiếc xe đã là tài sản của người khác và anh có thể mất xe bất cứ lúc nào. Đó là chưa kể lãi suất họ tính quá cao, 3.000đ/triệu/ngày, tính ra là 109%/năm. Vì thế, anh đã từ chối vay.
Chia sẻ những khó khăn và cả lo lắng của mình với những người có kiến thức tài chính cá nhân, anh nhận được lời khuyên cố gắng liên lạc với người bán xe để làm thủ tục sang tên đổi chủ chứ không nên vay cho bằng được ở các cửa hàng tự phát. Sau đó, khi đã là chính chủ thì nên vay tại các đơn vị có uy tín như F88 bởi lẽ nên chọn nơi “có tóc” thay vì “trọc đầu”. Dù gì thì F88 cũng là doanh nghiệp được nhà nước quản lý, được các quỹ đầu tư quốc tế rót vốn nên hoạt động nghiêm túc, rõ ràng hơn các cửa hàng khác. Còn trong giai đoạn này, nếu không thể vay được người thân, bạn bè thì cũng không nên mạo hiểm vay từ các địa chỉ thiếu uy tín.