Kinh doanh

VCBS: Hoạt động sản xuất sẽ gặp khó do giá đầu vào tăng, nguồn cung thiếu hụt

VCBS nhấn mạnh ảnh hưởng của giá cả hàng hóa nguyên vật liệu đầu vào và khả năng nguồn cung thiếu hụt của các sản phẩm này đến sự khả năng hồi phục của hoạt động sản xuất trong nền kinh tế.

Trong báo cáo vĩ mô mới nhất, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhận định kinh tế Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phục hồi sau dịch. Tuy nhiên, một số điều kiện không thuận lợi cho sản xuất là giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào tăng đi kèm nguồn cung thiếu hụt.

Khối phân tích lưu ý hoạt động sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và các sản phẩm quang học giảm 6% so với tháng trước. Điều này cho thấy rủi ro đến từ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Số liệu này cũng được thể hiện vào số liệu xuất khẩu sản phẩm này giảm 7% so với cùng kỳ. 

VCBS nhấn mạnh ảnh hưởng của giá cả hàng hóa nguyên vật liệu đầu vào và khả năng nguồn cung thiếu hụt của các sản phẩm này đến sự khả năng hồi phục của hoạt động sản xuất trong nền kinh tế.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 6,3% (cùng kỳ năm 2021 giảm 1%). Trong đó, tháng 5 đóng góp và mức tăng trưởng chủ đạo đến từ dịch vụ ăn uống, lưu trú và lữ hành do các sự kiện trong tháng 5.

"Nếu loại trừ các tăng trưởng doanh thu dịch vụ, thì cầu tiêu dùng vẫn hồi phục ở tốc độ chậm", báo cáo cho biết.

Về dự báo tăng trưởng kinh tế, các chuyên gia của VCBS kỳ vọng tăng trưởng quý II đạt khoảng 5,56% - 6,5%, tương ứng với mức tăng trưởng 6 tháng đầu năm từ 5,4% - 5,78%. Số liệu tăng trưởng cho năm 2022 được dự báo ở mức 6,25% - 7,02%.

1-20220613103902362.jpg?width=700

 

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng 0,38% so với tháng trước, tăng 2,86% so với cùng kỳ năm trước VCBS dự báo lạm phát tháng 6 có thể tăng 0,4% - 0,5% so với tháng 5, tương ứng tăng 3,08% - 3,18% so với cùng kỳ năm ngoái. Cho cả năm 2022, không loại trừ khả năng lạm phát có thể vượt trên mức mục tiêu mà Quốc hội đề ra khi diễn biến thị trường thế giới không thuận lợi. 

2-20220613103941690.jpg?width=700

 

"Chúng tôi cho rằng áp lực lạm phát vẫn tồn tại đáng kể đặc biệt trong bối cảnh giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu, giá dầu tăng cao trước các diễn biến địa chính trị khó lường trên thế giới.

Cùng với đó, chúng tôi cũng lưu ý đến hiệu ứng lạm phát vòng hai do tác động tăng của giá nguyên liệu đầu vào. Trong giai đoạn này các biện pháp giảm thuế, phí đối với mặt hàng xăng dầu đang được cân nhắc thêm nhằm làm giảm áp lực về chi phí đầu vào đối với nền kinh tế", các chuyên gia của VCBS cho hay.

(Theo: http://vietnambiz.vn/vcbs-hoat-dong-san-xuat-se-gap-kho-do-gia-dau-vao-tang-nguon-cung-thieu-hut-202261310455515.htm)
Cùng chuyên mục

Các rủi ro đã xuất hiện nhiều hơn, kinh tế quý II sẽ tăng trưởng bao nhiêu?

Tổng hợp danh sách các ngân hàng ở Việt Nam đang hoạt động

Trung Quốc ‘quay xe’, tái áp đặt hạn chế COVID tại Thượng Hải và Bắc Kinh chỉ sau vài tuần

Tổng đài ngân hàng MB - Tổng hợp hotline, số điện thoại Ngân hàng Quân đội MBBank

Khối ngoại bán ròng gần 190 tỷ đồng trên HOSE phiên VN-Index rơi gần 57 điểm, nhưng chưa ngừng gom BSR trên thị trường UPCoM

Xây dựng SCG có tân Tổng Giám đốc

Hà Nội: Người tham gia đấu giá đất phải nộp trước 20% giá khởi điểm

Viettel Construction (CTR) ước lãi trước thuế 194 tỷ đồng trong 5 tháng

Nhà đầu tư thi nhau bỏ cọc đấu giá đất ở khu vực và phân khúc này

Tôm của Ecuador và Ấn Độ vẫn nằm trong 'danh sách đen' dù Trung Quốc đang dần mở cửa trở lại