1. Đưa ra quyết định lúc nửa đêm
Buổi tối (đặc biệt là nửa đêm) luôn có không gian yên tĩnh hơn ban ngày, khiến người ta suy nghĩ và rơi vào trầm tư nhiều hơn. Chính bởi vì điều này, nhiều nhà văn, nhà thơ hay họa sĩ thường chọn đêm khuya là thời điểm sáng tác, chẳng hạn như nhà văn Pháp Gustave Flaubert rất thích viết lách vào buổi đêm.
Tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý đã chỉ ra rằng, con người ta luôn luôn bị cảm tính vào ban đêm. Nếu bạn chọn thời điểm này để sáng tác nghệ thuật sẽ rất tuyệt vời, thế nhưng nếu bạn có xu hướng "suy nghĩ cả đêm" để đưa ra một quyết định nào đó thì sẽ không tránh khỏi cảm tính, dẫn đến quyết định sai lầm, sau đó là cảm thấy hối tiếc vì đã đưa ra quyết định như thế.
2. So sánh bản thân với người khác
Thiếu sót lớn nhất của cuộc đời chính là không ngừng so sánh bản thân với người khác. So sánh với người giỏi hơn sẽ khiến mình tự ti; so sánh với người tầm thường, chẳng khác gì tự hạ thấp bản thân; so sánh với người kém hơn mình lại khiến chúng ta ngạo mạn.
Không ngừng so sánh với người này người kia là nguồn gốc của sự xáo trộn tinh thần. Điều này khiến hầu hết mọi người đánh mất chính mình và che lấp đi vẻ đẹp ban đầu của trái tim. Do đó, đừng để những ham muốn vô tận nuốt chọn trái tim chúng ta, "vừa đủ" là được. "Vừa đủ" cũng chính là một thái độ sống tốt.
Bạn biết điều gì là đáng buồn nhất không? Đó là khi mọi người đi ăn buffet nhưng lại lấy quá nhiều đồ rồi ăn không hết, để lãng phí. Do đó, hãy lấy đủ dùng, đừng tham lam. Đây cũng là một loại đạo đức.
Hoa mai không cần ghen tị với hoa mẫu đơn, mặt trăng cũng không cần ghen tị với mặt trời. Mỗi sinh vật tồn tại trên thế gian này đều có một nét đẹp riêng, việc chúng ta cần làm là tỏa sáng theo cách của chính mình, vậy là đủ.
3. Người khác đối tốt một tí, bản thân liền mang hết bí mật chia sẻ cho họ
Bạn không phải một con rối cầu cạnh sự thương hại bố thí, họ cũng không phải một cái thùng rác giúp bạn xả stress. Hai bạn hôm nay cùng nhau chia sẻ tâm sự, chắc gì ngày mai đã chung một con đường? Thời gian còn có lúc nhanh lúc chậm đừng nói đến lòng người tròn méo ra sao. Bạn thật lòng thật dạ đem bí mật kể ra cho họ, họ đem điều đó biến thành trò cười.
Trong cuộc sống, chỉ nên nói về những điều mà chúng ta đều thấy, không nên bàn luận về những thứ được gọi là "bí mật" nếu như bạn không muốn chuốt lấy đau thương.
4. Tốt bụng mù quáng
Nhà văn Mỹ Mark Twain từng nói: "Lương thiện là một loại ngôn ngữ thông dụng trên thế giới, nó có thể khiến người mù cảm nhận được, người nghễnh ngãng nghe thấy được. Nhưng tốt bụng một cách mù quáng lại là thứ ngôn ngữ câm, đến cả người bình thường cũng không thể cảm nhận được nó".
Triết gia người Mỹ Ralph Waldo Emerson nói: "Sự lương thiện của bạn nhất định phải đem theo sự sắc sảo – nếu không nó sẽ bằng 0".
Hầu hết chúng ta đều đã từng lương thiện với EQ thấp (tốt bụng một cách mù quáng). Chúng ta giúp đỡ tận tâm, nhiệt tình nhưng đổi lại chỉ là sự thờ ơ, oán than. Lòng tốt lại làm hỏng việc, bỏ sức ra mà chẳng nối lại được cầu. Những điều này chắc chắn chúng ta đã từng nghe qua và cũng gặp qua không ít.
Lương thiện mù quáng đáng sợ ở chỗ đó vừa là xiềng xích của người khác, cũng vừa là công cụ tra tấn cho chính bạn. Bởi lẽ lâu dần, sự lương thiện vốn dĩ đơn thuần sẽ bị bóp méo bởi sự vô tâm, cộc cằn, để rồi đánh mất đi cái vẻ đẹp ban đầu.
Một người có EQ cao luôn biết cách giúp bản thân thoải mái và khiến người khác vui vẻ. Anh ta biết thể hiện sự lương thiện của mình một cách lặng lẽ, biết tốt bụng có chừng mực có giới hạn. Còn một người vừa lương thiện lại có EQ cao là một viên ngọc quý hiếm trên thế gian, là ngọn đuốc sáng rực nhất.
Lòng tốt là một kho báu, nhưng lòng tốt cần được thắp sáng bởi EQ cao. Ban phát sự tốt bụng của mình có chừng mực, có giới hạn và khéo léo giải quyết những rắc rối gặp là nguyên tắc hành tẩu giang hồ của họ. Có như vậy, đôi bên mới vui vẻ, thoải mái, bất kể mình là người cho đi hay người nhận lại.
Thế gian này chính là như vậy, có thiện ý, có nhiệt tình, sẵn sàng đưa hai tay ra giúp đỡ, vẫn là chưa đủ. Thứ bạn cần là sự lương thiện EQ cao, sự thiện lương có chừng mực.
5. Những lời phàn nàn bất tận
Lý do khiến chúng ta phàn nàn không gì khác ngoài 9 chữ: buông không xuống, nghĩ không thông, quên không được.
Quan điểm triết học cho rằng: "Mọi thứ tồn tại đều có lí do của chúng", đãi ngộ mà bạn nhận được dựa vào bối cảnh, điều kiện và nguyên nhân "tồn tại" của chúng.
Phàn nàn giống như một khối u ác tính trong cơ thể và sẽ lây lan nhanh hơn khi tâm trạng xuống cấp. Liều thuốc duy nhất để chữa khỏi căn bệnh này chính là kiểm soát cảm xúc.
Chúng ta thường thấy rằng khi bản thân không được như ý muốn thì việc thường làm nhất chính là phàn nàn. Dường như điều này sẽ giải quyết được vấn đề và đảo ngược tình thế. Nhưng trên thực tế, vấn đề vẫn còn đó, nếu không được giải quyết thì vấn đề sẽ không tự biến mất. Việc phàn nàn của bạn chỉ là lãng phí thời gian và bỏ lỡ thời điểm tốt nhất để giải quyết.
Bởi vậy, việc bạn cần làm là nhanh chóng bình tĩnh, phân tích vấn đề và chủ động tìm ra giải pháp, biện pháp khắc phục. Đừng phàn nàn về sự đối xử bất công mà bạn nhận được.
Bạn không thể kiểm soát người khác, nhưng bạn có thể kiểm soát chính mình; bạn không thể kiểm soát thời tiết, nhưng bạn có thể thay đổi tâm trạng của mình.
Kiểm soát cảm xúc và học cách làm chủ cảm xúc là cách tốt nhất để ngừng phàn nàn.
Cuộc sống ngắn ngủi, tại sao phải bận tâm?
Theo Trí thức trẻ